Kẻ trăn trở

Sau khi đọc cuốn Kẻ trăn trở của tác giả Lương Hoài Nam, tôi đã có quyết tâm hơn để chia sẻ ra những trăn trở của mình đối với cuộc sống. Không có bó buộc gì về nghề nghiệp, lĩnh vực hay tầng lớp nào, đủ thứ chuyện trên trời… Sau đây là lời tựa đầu của cuốn sách, cũng là những lời tôi muốn nói theo cả một chuyên mục này:

 

“Tôi tự nhận mình là kẻ trăn trở. Tôi có nghề để làm, không phải một nghề mà nhiều nghề. So với nhu cầu của mình, cuộc sống của tôi không có gì để phàn nàn.
Nhưng tôi chưa bao giờ giới hạn mình bởi nghề. Đúng hơn là tôi không thể giới hạn những điều quan tâm xung quanh những chuyện nghề. Ngược lại, nghề cho tôi điều kiện đi nhiều, thấy nhiều, cả trong và ngoài nước; càng đi nhiều, thấy nhiều, tôi càng trăn trở, về đủ thứ chuyện trên đời. Thêm vào đó, sự may mắn được sống trong thời đại internet đem đến cho tôi cơ man thông tin về những thứ mà tôi quan tâm. Tuy nhiên,internet cũng làm tôi trăn trở nhiều hơn về nhiều thứ hơn.
Mỗi khi trăn trở tôi thường viết báo. Có lúc tôi chỉ viết ra suy nghĩ, cảm xúc của tôi về một vấn đề. Cũng có lúc tôi đề xuất một số việc, giải pháp mà tôi nghĩ có thể làm, nên làm. Tôi cám ơn các tòa soạn báo đã ưu ái tạo điều kiện để tôi chia sẻ những trăn trở với cộng đồng. Chúng ta sống trong một thế giới chia sẻ, từ kinh tế, thông tin cho đến các giá trị khác. Chúng ta không nhất thiết phải đồng thuận về mọi thứ, nhưng sự cởi mở, chia sẻ có thể giúp gợi mở cho mỗi người, cơ quan quản lý, doanh nghiệp những ý tưởng bổ ích, tiến bộ.
Tôi cám ơn vợ tôi, người thường làm bạn đọc đầu tiên và biên tập viên thứ nhất cho nhiều bài viết của tôi. Vợ tôi giúp tôi sửa các bài viết sao cho dễ đọc, dễ hiểu đối với bạn đọc, kể cả khi tôi viết về những vấn đề chuyên ngành phức tạp.
Cuốn sách này tập hợp những bài báo của tôi đã đăng trong gần 5 năm qua, là cách để tôi chia sẻ những trăn trở của mình với nhiều người hơn nữa.” – Tác giả: Lương Hoài Nam

 

Muốn biết, tìm hiểu những cái mà ta chưa biết!

Bình thường thông qua một người nào đó hoặc ta đọc được ở đâu đó về một sự vật, hiện tượng… . Khi ta thấy hiếu kỳ hoặc cần tìm hiểu sâu hơn thì ta đi tìm các thông tin liên quan đến nó thông qua các trang tìm kiếm hoặc các trang hỏi đáp.

Những thứ mà ta đã từng nghe, đã từng nhìn thấy hoặc một chút thông tin về nó thì người ta thường gọi là nghe nói hoặc chính xác gọi là biết.
Khi ta biết nó đã tồn tại rồi, bước tiếp theo ta đi tìm hiểu xem nó là gì hay như thế nào xong thì khi đó người ta gọi là hiểu.

(Có một bài tham khảo về 5 mức ngu dốt rất hay: Năm mức ngu dốt)

Nhưng với những thứ mà ta chưa biết, còn chưa nghe thấy hoặc nhìn thấy bao giờ thì để tìm hiểu những thứ đó thì như thế nào?
Có những cách sau để nâng cao những cái mà ta còn chưa biết:
+ Lang thang trên các trang web, diễn đàn, nhóm… để đọc và vô tình lượm được những thứ ta còn chưa biết để trở thành đã biết
+ Cafe, chém gió với bạn bè, đồng nghiệp, mọi người… để nghe và vô tình lượm được những thứ đó
+ Tham gia các buổi offline, buổi chia sẻ kiến thức, ra mắt sản phẩm mới… để tìm những điều tương tự trên

=> Sau khi đã biết rồi, để hiểu sâu hơn những thứ mà ta quan tâm thì ta phải đào sâu bằng việc tìm kiếm, học hỏi các chuyên gia về lĩnh vực đó…

Như vậy để nâng cao hiểu biết ta cần phải biết, sau đó sẽ là hiểu.

Để có nâng cao hiểu biết, bạn có thể tham khảo bài Liệu có thể truy cập trang web bất kỳ

Liệu có thể truy cập trang web bất kỳ

Hàng ngày có hàng triệu trang web được tạo ra trên Việt Nam cũng như trên thế giới. Chúng được tạo ra với nhiều cách với nhiều mục đích khác nhau. Ta chỉ có thể nắm bắt và tiếp cận với một số lượng nhỏ, rất nhỏ so với số lượng lớn các trang web được sinh mới ra từng giây. Ta chủ yếu tiếp cận trang web qua việc tìm kiếm và thông qua link các bài viết. Liệu ta có thể truy cập trang web bất kỳ được không và bằng cách nào?

Tìm kiếm trang web bất kỳ
Tìm kiếm trang web bất kỳ

Những trang web này được tạo ra với:

+ Nhiều đối tượng khác nhau:

  • Người kinh doanh
  • Học sinh, sinh viên
  • Các cơ quan, tổ chức, chính phủ

+ Nhiều mục đích khác nhau:

  • Giới thiệu về mặt hàng, sản phẩm
  • Các trang tin, báo điện tử
  • Các trang web bán hàng
  • Blog cá nhân để viết những vấn đề mà mình đam mê – quan tâm muốn chia sẻ với mọi người…
  • Các diễn đàn chia sẻ kiến thức

+ Nhiều hình thức:

  • Phát triển các trang mạng riêng với việc mua tên miền, thuê hosting hoặc máy chủ…
  • Phát triển trên các nền tảng sẵn có như WordPress, Blogpost..
  • Các blog trên các trang mạng xã hội…
  • Các tổ chức với máy chủ riêng…

Ta có thể truy cập vào trang web bằng cách nào?

Không ai là có thể biết hết tất cả các trang web hiện có, đối với người dùng truy cập vào một trang web nào đó dựa trên các cách chính sau:

  • Khi tìm kiếm một nội dung theo từ khóa nào đó thì vô tình truy cập vào, việc này phụ thuộc vào các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Cốc Cốc…
  • Đã nhìn thấy hoặc được người khác chỉ cho trên miền hoặc đường dẫn tới trang web này, việc này phải truy cập chính xác tới địa chỉ cần tới
  • Truy cập dựa trên việc thông qua một trang web khác (người ta hay gọi là backlink), việc này phụ thuộc vào trang web nguồn…

Cũng đã có nhiều trang web tổng hợp các trang web hoặc đường dẫn lại và phân loại chúng theo từng danh mục để người dùng quan tâm có thể tra cứu và tìm kiếm nhưng tất cả đều phụ thuộc vào người phân loại. Việc này có sự ảnh hưởng của việc quảng cáo cũng như dụng ý của trang web, như vậy thì không còn là bất kỳ nữa.

Để truy cập vào một trang web bất kỳ ta không có cách nào để truy cập, ít nhất là phải dựa vào một vài từ khóa hoặc lĩnh vực nào đó sau đó sử dụng công cụ tìm kiếm để tìm ra. Phải có một trang web mà không cần gì cả, chỉ với một cú click chuột là được dẫn tới một trang web bất kỳ trên internet, không theo bất cứ chủ đề nào cả. Việc khám phá như vậy mới thật là thú vị.

Có thể bạn quan tâm:

Gắn thùng chứa chất thải từ nhà vệ sinh của tàu hỏa

Tháng 6 năm 2013 mình có dịp tham dự hội nghị fair 2013 tại Huế với phương tiện di chuyển bằng tàu hỏa cùng với một số thầy cô tại Phòng thực tài ảo – Viện Công nghệ thông tin – Viện hàn lâm khoa học Việt Nam.

 

Trước khi lên tàu mình có uống khá nhiều nước do tâm trạng lần đầu tiên đi xa như vậy, khi tàu lăn bánh thì mình định đi vệ sinh một chút nhưng thầy (trưởng phòng Thực tại ảo) đi cùng mình có ngăn lại bảo để ra khỏi thành phố rồi đi vệ sinh. Mình cũng chưa hiểu sao lại như vậy.

Nhưng tới khi hội nghị xong từ Huế trở về Hà Nội, đứng nói chuyện với thầy giáo trưởng khoa khoa mình (Khoa CNTT – Đại học công nghiệp Hà Nội) đang làm nghiên cứu sinh tại Viện mình mới vỡ lẽ ra nguyên nhân tại sao lại vậy.

Nguyên nhân chính là do tàu hỏa Việt Nam mình có nhà vệ sinh nhưng lại xả trực tiếp xuống đường ray, bình thường thì không làm sao nhưng đối với khu vực thành phố thì tàu hỏa đi qua, dân sinh hai bên đường ray khá đông đúc thì việc xả trực tiếp như vậy thì sẽ đặc biệt mất vệ sinh.

Vấn đề cần đặt ra là lắp mỗi nhà vệ sinh 1 thùng chứa chất thải, sau mỗi hành trình của tàu thì phải gom lại và xử lý tránh gây mất vệ sinh.

Sau này mình có tìm hiểu thì biện pháp trước mắt của Ban quản lý ngành đường sắt tiến hành khóa lại các nhà vệ sinh khi tàu ở trong thành phố. Biện pháp này cũng chỉ là phần nào vì việc ô nhiễm xảy ra ở ngoài khu vực thành phố.