Giữ gìn bản sắc dân tộc

Đã có nhiều nhà nghiên cứu đã công bố nhiều lý do tại sao giặc Phương Bắc đã đô hộ chúng ta cả ngàn năm mà sao vẫn không thể đồng hóa được người Việt Nam. Nổi bật nhất chính là vấn đề ngôn ngữ.
Để có thể cai trị cũng như xâm chiếm lâu dài, bọn giặc đã tiến hành các chính sách đồng hóa về ngôn ngữ, văn hóa. Nhưng dân tộc ta chỉ tiến hành tiếp thu hoặc có ảnh hưởng đến ngôn ngữ, văn hóa chứ không bị sao chép y nguyên. Chính vì việc này nên chúng ta luôn luôn dành được chiến thắng. Các cụ hay nói ngôn ngữ mẹ đẻ là như vậy.
Dân tộc Kinh là dân tộc phổ biến ở Việt Nam nhưng mỗi vùng miền, địa phương lại có những nét riêng về cách phát âm, dọng điệu… riêng. Chính điều này làm nên bản sắc văn hóa, nét đặc trưng của từng vùng miền. Người ta có thể dễ dàng biết được người này ở vùng nào khi nghe họ nói. Sự khác biệt này không nhất thiết phải ở khoảng cách xa nhau, ngay nội tại một khu vực ngăn cách nhau bởi con sông, dải núi thì cũng đã khác nhau rùi.
Ví dụ:
+ Giọng ở các khu vực Thanh Hóa, Nghệ An đặc trưng với nhiều từ riêng
+ Giọng nghe có vẻ nặng nặng ở Quảng Nam, Quảng Trị
+ Giọng ở Hà Tây (trước đây)
+ Giọng ngọng l với n ở Hải Dương
+ Giọng miền Tây đặc biệt nhẹ nhàng…
+ Giọng Huế
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa:
+ Do phong tục tập quán
+ Do điều kiện khí hậu
+ Do nước uống
Khi một người từ nơi khác đến, ở lâu dẫn đến dần dần giọng nói bị thay đổi theo ở khu vực đó, nhiều người nó đó là do nước uống. Đó cũng là một phần, nhưng nguyên nhân chính đó là ở đâu theo đó, khi nghe nhiều thì phản xạ con người sẽ nói theo như vậy.
Khi giao thông ngày càng thuận tiện cũng như sự tập trung dân cư ngày càng phát triển. Việc tiếp xúc ngôn ngữ, văn hóa vì vậy ngày càng phổ biến. Ví dụ Thủ Đô Hà Nội, TP Hồ Chí Minh là 2 địa điểm tập trung dân cư nhiều nhất Việt Nam. Các khu vực này dẫn đầu về đô thị hóa cũng như mật độ dân số tăng nhanh mà đa phần là do việc nhập cư.
Dân khác nhập cư đến một địa bàn nhất định sẽ dần dần được tiếp xúc với ngôn ngữ, nền văn hóa của địa bàn. Ví dụ người Nghệ An ra Hà Nội có thể nói được cả 2 giọng là giọng Nghệ An và giọng Hà Nội. Đơn cử khi mình trọ cùng với một người Nghệ An, khi họ nói chuyện với mình thì bình thường nhưng khi nọ nói chuyện giữa hai người Nghệ An với nhau thì mình nghe không kịp hiểu vì họ nói nhanh với âm tiết riêng cũng như những từ ngữ địa phương.
Việc đồng hóa giọng nói, ngôn ngữ sẽ có 2 hình thức: Chủ động và bị động.
+ Bị động đó là ở đâu theo đó, nói nhiều thì quen. Hình thức này thì đó tự nhiên.
+ Chủ động đó là do người muốn hòa nhập nhanh thì phải tập và học giọng nói, ngôn ngữ.
Vậy thì khi bị đồng hóa giọng nói, ngôn ngữ là tốt hay là xấu?
Theo tôi thì tùy theo góc độ nhưng cơ bản hãy giữ được bản sắc địa phương là tốt nhất.
Tốt là: Dễ hòa nhập, thuận lợi trong cuộc sống ở địa phương nơi cư trú.
Xấu là: Làm mất đi bản sắc văn hóa riêng.
Về vấn đề này có nhiều ý kiến cũng như cách nghĩ từng người:
+ Có người nói là muốn theo chuẩn chung, không phân biệt
+ Có người bảo thủ, muốn giữ bản sắc văn hóa, đó cũng là một điều tự hào và tạo nên sự khác biệt
+ Có người giữ cả hai, ở đâu thì sử dụng giọng, ngôn ngữ ở đó.
Đây là vấn đề gây tranh cãi nhiều và chưa bao giờ có dấu hiệu kết thúc.
Từ vấn đề này có nhiều vấn đề xoay quanh như: đồng nghĩa, đồng âm, ngữ nghĩa văn bản – câu nói, từ khóa tìm kiếm…