Giữ gìn bản sắc dân tộc

Đã có nhiều nhà nghiên cứu đã công bố nhiều lý do tại sao giặc Phương Bắc đã đô hộ chúng ta cả ngàn năm mà sao vẫn không thể đồng hóa được người Việt Nam. Nổi bật nhất chính là vấn đề ngôn ngữ.
Để có thể cai trị cũng như xâm chiếm lâu dài, bọn giặc đã tiến hành các chính sách đồng hóa về ngôn ngữ, văn hóa. Nhưng dân tộc ta chỉ tiến hành tiếp thu hoặc có ảnh hưởng đến ngôn ngữ, văn hóa chứ không bị sao chép y nguyên. Chính vì việc này nên chúng ta luôn luôn dành được chiến thắng. Các cụ hay nói ngôn ngữ mẹ đẻ là như vậy.
Dân tộc Kinh là dân tộc phổ biến ở Việt Nam nhưng mỗi vùng miền, địa phương lại có những nét riêng về cách phát âm, dọng điệu… riêng. Chính điều này làm nên bản sắc văn hóa, nét đặc trưng của từng vùng miền. Người ta có thể dễ dàng biết được người này ở vùng nào khi nghe họ nói. Sự khác biệt này không nhất thiết phải ở khoảng cách xa nhau, ngay nội tại một khu vực ngăn cách nhau bởi con sông, dải núi thì cũng đã khác nhau rùi.
Ví dụ:
+ Giọng ở các khu vực Thanh Hóa, Nghệ An đặc trưng với nhiều từ riêng
+ Giọng nghe có vẻ nặng nặng ở Quảng Nam, Quảng Trị
+ Giọng ở Hà Tây (trước đây)
+ Giọng ngọng l với n ở Hải Dương
+ Giọng miền Tây đặc biệt nhẹ nhàng…
+ Giọng Huế
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa:
+ Do phong tục tập quán
+ Do điều kiện khí hậu
+ Do nước uống
Khi một người từ nơi khác đến, ở lâu dẫn đến dần dần giọng nói bị thay đổi theo ở khu vực đó, nhiều người nó đó là do nước uống. Đó cũng là một phần, nhưng nguyên nhân chính đó là ở đâu theo đó, khi nghe nhiều thì phản xạ con người sẽ nói theo như vậy.
Khi giao thông ngày càng thuận tiện cũng như sự tập trung dân cư ngày càng phát triển. Việc tiếp xúc ngôn ngữ, văn hóa vì vậy ngày càng phổ biến. Ví dụ Thủ Đô Hà Nội, TP Hồ Chí Minh là 2 địa điểm tập trung dân cư nhiều nhất Việt Nam. Các khu vực này dẫn đầu về đô thị hóa cũng như mật độ dân số tăng nhanh mà đa phần là do việc nhập cư.
Dân khác nhập cư đến một địa bàn nhất định sẽ dần dần được tiếp xúc với ngôn ngữ, nền văn hóa của địa bàn. Ví dụ người Nghệ An ra Hà Nội có thể nói được cả 2 giọng là giọng Nghệ An và giọng Hà Nội. Đơn cử khi mình trọ cùng với một người Nghệ An, khi họ nói chuyện với mình thì bình thường nhưng khi nọ nói chuyện giữa hai người Nghệ An với nhau thì mình nghe không kịp hiểu vì họ nói nhanh với âm tiết riêng cũng như những từ ngữ địa phương.
Việc đồng hóa giọng nói, ngôn ngữ sẽ có 2 hình thức: Chủ động và bị động.
+ Bị động đó là ở đâu theo đó, nói nhiều thì quen. Hình thức này thì đó tự nhiên.
+ Chủ động đó là do người muốn hòa nhập nhanh thì phải tập và học giọng nói, ngôn ngữ.
Vậy thì khi bị đồng hóa giọng nói, ngôn ngữ là tốt hay là xấu?
Theo tôi thì tùy theo góc độ nhưng cơ bản hãy giữ được bản sắc địa phương là tốt nhất.
Tốt là: Dễ hòa nhập, thuận lợi trong cuộc sống ở địa phương nơi cư trú.
Xấu là: Làm mất đi bản sắc văn hóa riêng.
Về vấn đề này có nhiều ý kiến cũng như cách nghĩ từng người:
+ Có người nói là muốn theo chuẩn chung, không phân biệt
+ Có người bảo thủ, muốn giữ bản sắc văn hóa, đó cũng là một điều tự hào và tạo nên sự khác biệt
+ Có người giữ cả hai, ở đâu thì sử dụng giọng, ngôn ngữ ở đó.
Đây là vấn đề gây tranh cãi nhiều và chưa bao giờ có dấu hiệu kết thúc.
Từ vấn đề này có nhiều vấn đề xoay quanh như: đồng nghĩa, đồng âm, ngữ nghĩa văn bản – câu nói, từ khóa tìm kiếm…

Kẻ trăn trở

Sau khi đọc cuốn Kẻ trăn trở của tác giả Lương Hoài Nam, tôi đã có quyết tâm hơn để chia sẻ ra những trăn trở của mình đối với cuộc sống. Không có bó buộc gì về nghề nghiệp, lĩnh vực hay tầng lớp nào, đủ thứ chuyện trên trời… Sau đây là lời tựa đầu của cuốn sách, cũng là những lời tôi muốn nói theo cả một chuyên mục này:

 

“Tôi tự nhận mình là kẻ trăn trở. Tôi có nghề để làm, không phải một nghề mà nhiều nghề. So với nhu cầu của mình, cuộc sống của tôi không có gì để phàn nàn.
Nhưng tôi chưa bao giờ giới hạn mình bởi nghề. Đúng hơn là tôi không thể giới hạn những điều quan tâm xung quanh những chuyện nghề. Ngược lại, nghề cho tôi điều kiện đi nhiều, thấy nhiều, cả trong và ngoài nước; càng đi nhiều, thấy nhiều, tôi càng trăn trở, về đủ thứ chuyện trên đời. Thêm vào đó, sự may mắn được sống trong thời đại internet đem đến cho tôi cơ man thông tin về những thứ mà tôi quan tâm. Tuy nhiên,internet cũng làm tôi trăn trở nhiều hơn về nhiều thứ hơn.
Mỗi khi trăn trở tôi thường viết báo. Có lúc tôi chỉ viết ra suy nghĩ, cảm xúc của tôi về một vấn đề. Cũng có lúc tôi đề xuất một số việc, giải pháp mà tôi nghĩ có thể làm, nên làm. Tôi cám ơn các tòa soạn báo đã ưu ái tạo điều kiện để tôi chia sẻ những trăn trở với cộng đồng. Chúng ta sống trong một thế giới chia sẻ, từ kinh tế, thông tin cho đến các giá trị khác. Chúng ta không nhất thiết phải đồng thuận về mọi thứ, nhưng sự cởi mở, chia sẻ có thể giúp gợi mở cho mỗi người, cơ quan quản lý, doanh nghiệp những ý tưởng bổ ích, tiến bộ.
Tôi cám ơn vợ tôi, người thường làm bạn đọc đầu tiên và biên tập viên thứ nhất cho nhiều bài viết của tôi. Vợ tôi giúp tôi sửa các bài viết sao cho dễ đọc, dễ hiểu đối với bạn đọc, kể cả khi tôi viết về những vấn đề chuyên ngành phức tạp.
Cuốn sách này tập hợp những bài báo của tôi đã đăng trong gần 5 năm qua, là cách để tôi chia sẻ những trăn trở của mình với nhiều người hơn nữa.” – Tác giả: Lương Hoài Nam

 

Muốn biết, tìm hiểu những cái mà ta chưa biết!

Bình thường thông qua một người nào đó hoặc ta đọc được ở đâu đó về một sự vật, hiện tượng… . Khi ta thấy hiếu kỳ hoặc cần tìm hiểu sâu hơn thì ta đi tìm các thông tin liên quan đến nó thông qua các trang tìm kiếm hoặc các trang hỏi đáp.

Những thứ mà ta đã từng nghe, đã từng nhìn thấy hoặc một chút thông tin về nó thì người ta thường gọi là nghe nói hoặc chính xác gọi là biết.
Khi ta biết nó đã tồn tại rồi, bước tiếp theo ta đi tìm hiểu xem nó là gì hay như thế nào xong thì khi đó người ta gọi là hiểu.

(Có một bài tham khảo về 5 mức ngu dốt rất hay: Năm mức ngu dốt)

Nhưng với những thứ mà ta chưa biết, còn chưa nghe thấy hoặc nhìn thấy bao giờ thì để tìm hiểu những thứ đó thì như thế nào?
Có những cách sau để nâng cao những cái mà ta còn chưa biết:
+ Lang thang trên các trang web, diễn đàn, nhóm… để đọc và vô tình lượm được những thứ ta còn chưa biết để trở thành đã biết
+ Cafe, chém gió với bạn bè, đồng nghiệp, mọi người… để nghe và vô tình lượm được những thứ đó
+ Tham gia các buổi offline, buổi chia sẻ kiến thức, ra mắt sản phẩm mới… để tìm những điều tương tự trên

=> Sau khi đã biết rồi, để hiểu sâu hơn những thứ mà ta quan tâm thì ta phải đào sâu bằng việc tìm kiếm, học hỏi các chuyên gia về lĩnh vực đó…

Như vậy để nâng cao hiểu biết ta cần phải biết, sau đó sẽ là hiểu.

Để có nâng cao hiểu biết, bạn có thể tham khảo bài Liệu có thể truy cập trang web bất kỳ