Cài đặt máy ảo để lấy môi trường để “vọc” thứ mới

Máy ảo có nhiều tác dụng mà mình đang sử dụng như sau:

  • Check các file cần giải nén nghi ngờ có virut ở trong như các file crack
  • Tạo môi trường linux để thử nghiệm các lệnh linux, lập trình trên linux
  • Tạo môi trường server để tập build app, public trên các môi trường khác như Windowserver, Linux server..
  • Tự học các thứ mới như các hệ thống HA, Database Oracle, Apex…

Để cài máy ảo trên window và linux hiện mình biết có 2 phần mềm là Virtualbox và Vmware workstation.
Trong đó máy chính của mình là Window nên mình hay dùng với Vmware workstation, trước đây cũng dùng Virtualbox nhưng về sau lại thôi.
Để cài Vmware workstation thì đơn giản, google cái ra rất nhiều. Nhưng nếu muốn cài máy ảo 64 bit thì phải vào BIOS bật tính năng VT(x) lên (google nhé: BIOS cài máy ảo 64 bit).

Để đỡ phải cài máy ảo nhiều lần, khi ta cài xong 1 máy thì có thể nhân bản để lưu trữ lại. Vmware workstation cho phép ta nhân bản với 2 tính năng:

  • Clone: chép nguyên 1 bản máy ảo lại, mình thích dùng cách này, cách này cho ta 1 bản mới nguyên.
  • Snapshot: Sao lưu lại trạng thái của máy ở 1 thời điểm nào đó, cách này cho phép ta restore máy về 1 trạng thái nào trước đó.

Chiến lược của mình là cài xong 1 máy ảo, tiến hành clone ra 1 bản để sử dụng. Khi nào muốn dùng bản mới ở trạng thái ban đầu thì lại clone từ bản gốc để sử dụng.
Đối với mỗi bản đang dùng, trước khi làm 1 thao tác gì hoặc cài đặt, cấu hình cái gì thì tiến hành snapshot lại để có thể dễ dàng trở lại trạng thái trước đó.