Phương án thu thập các từ khóa

Mục đích: Có nhiều mục đích khác nhau để thu thập từ khóa như:
+ Thống kê sự phổ cập của từ khóa, nhóm từ khóa
+ Danh sách các từ khóa để tiến hành chọn làm SEO
+ Xu hướng các bài viết
Phương án:
+ Thống kê thuần túy:
Để các bài viết được các công cụ tìm kiếm để ý và tăng lượng tìm kiếm, người viết bài thường sử dụng các từ khóa quan trọng liên quan đến bài viết để đặt vào thẻ keyword. Ý tưởng chính và việc thống kê các keyword này. Hiện nay, các ngôn ngữ như C#, PHP đã phát triển các thư viện như DOM… để dễ dàng có thể lấy được các thẻ như keyword, descriptions, title… Hoặc sử dụng chính các tag, categori để làm từ khóa.
+ Trích xuất từ khóa từ bài viết:
Đây cũng là một hướng mới trong việc nghiên cứu từ khóa. Để đánh chỉ mục và tìm kiếm hiệu quả hơn, các công cụ tìm kiếm hiện cũng đang phát triển việc tự trích xuất các từ khóa từ chính bài viết.
Hướng triển khai là thống kê tần xuất các từ, cụm từ trong danh mục, tiêu đề, trong bài viết để tiến hành chiết suất các từ khóa ra. Việc này cũng cần làm với các yếu tố ngữ nghĩa, đồng nghĩa.

Cái gì hot nhất hiện nay?

Hôm trước, đi ăn trưa cùng sếp tại công ty, anh đấy có hỏi mọi người có biết hiện nay cái gì đang hot nhất trong giới công nghệ. Sau vài phút, trong lúc mọi người còn đang suy nghĩ thì sếp đã cho biết đó chính là POKEMON. Thời điểm đó, trò chơi POKEMON bắt đầu cho người chơi ở một số nước trên thế giới. Việt Nam không nằm trong danh sách đó nên mấy anh trong công ty phải cài hack, giả lập… Sau một thời gian thì cũng chán và bỏ (gần đây cũng không thấy ai nhắc đến trò đó).
Lan man quá, vậy thì làm thế nào để biết vấn đề hot nhất hiện nay là gì? Google thì dựa vào lưu lượng tìm kiếm theo từ khóa, số lượt đọc về vấn đề gì đó. Facebook thì dựa vào việc đặt mã #hastag, nghĩa là mọi người nói đến, nhắc đến thì sẽ đặt #hastag để dễ tìm hơn, cũng là một dạng của từ khóa để đề xuất người xem. Các diễn đàn, trang web thì đương nhiên các bài viết đó sẽ lên đầu, lượng view cao, lượng thảo luận cũng cao…
Đối với người dùng thì sao? Google thì chưa có phần gợi ý đó nhưng Cốc cốc thì đã có mục những từ khóa đang được quan tâm, Facebook thì sẽ có phần gợi ý hoặc dựa trên các mẩu tin hoặc quan tâm của bạn bè sẽ hiển thị lên trên Newfeed của mình… Người dùng có thể tham gia các trang tin điện tử, các diễn đàn để nắm bắt thông tin…
Nhưng đối với những người lười như mình thì không muốn xem những thứ đó rùi mới kết luận ra các vấn đề gì đang hot nhất hiện nay. Mình chỉ quan tâm đó là từ khóa, rồi từ đó nếu thấy thú vị thì mình sẽ đi tìm hiểu tiếp. Google hoặc Facebook thì hiện chưa cung cấp nhưng có Cốc Cốc là trình duyệt cũng đã có phần này nhưng sơ khai ở dạng: Từ khóa ví dụ…
Ý tưởng của mình đơn giản là liên tục lấy các bài viết mới ở các trang thông tin điện tử hoặc các diễn đàn lớn, trích xuất ra các từ khóa (đơn giản nhất lấy từ thẻ keyword hoặc các tag) sau đó tập hợp lại tiến hành đánh giá các từ nào, cụm từ nào nhiều nhất…
Để có phương pháp tập hợp danh sách các từ khóa thì xin được để cập ở bài viết khác.

Bài viết liên quan: Phương án thu thập các từ khóa

Tái bút: Có đồng nghiệp chia sẻ muốn lấy phần #hastag của facebook nhưng hiện tại nó không cho thì phải.

Kẻ trăn trở

Sau khi đọc cuốn Kẻ trăn trở của tác giả Lương Hoài Nam, tôi đã có quyết tâm hơn để chia sẻ ra những trăn trở của mình đối với cuộc sống. Không có bó buộc gì về nghề nghiệp, lĩnh vực hay tầng lớp nào, đủ thứ chuyện trên trời… Sau đây là lời tựa đầu của cuốn sách, cũng là những lời tôi muốn nói theo cả một chuyên mục này:

 

“Tôi tự nhận mình là kẻ trăn trở. Tôi có nghề để làm, không phải một nghề mà nhiều nghề. So với nhu cầu của mình, cuộc sống của tôi không có gì để phàn nàn.
Nhưng tôi chưa bao giờ giới hạn mình bởi nghề. Đúng hơn là tôi không thể giới hạn những điều quan tâm xung quanh những chuyện nghề. Ngược lại, nghề cho tôi điều kiện đi nhiều, thấy nhiều, cả trong và ngoài nước; càng đi nhiều, thấy nhiều, tôi càng trăn trở, về đủ thứ chuyện trên đời. Thêm vào đó, sự may mắn được sống trong thời đại internet đem đến cho tôi cơ man thông tin về những thứ mà tôi quan tâm. Tuy nhiên,internet cũng làm tôi trăn trở nhiều hơn về nhiều thứ hơn.
Mỗi khi trăn trở tôi thường viết báo. Có lúc tôi chỉ viết ra suy nghĩ, cảm xúc của tôi về một vấn đề. Cũng có lúc tôi đề xuất một số việc, giải pháp mà tôi nghĩ có thể làm, nên làm. Tôi cám ơn các tòa soạn báo đã ưu ái tạo điều kiện để tôi chia sẻ những trăn trở với cộng đồng. Chúng ta sống trong một thế giới chia sẻ, từ kinh tế, thông tin cho đến các giá trị khác. Chúng ta không nhất thiết phải đồng thuận về mọi thứ, nhưng sự cởi mở, chia sẻ có thể giúp gợi mở cho mỗi người, cơ quan quản lý, doanh nghiệp những ý tưởng bổ ích, tiến bộ.
Tôi cám ơn vợ tôi, người thường làm bạn đọc đầu tiên và biên tập viên thứ nhất cho nhiều bài viết của tôi. Vợ tôi giúp tôi sửa các bài viết sao cho dễ đọc, dễ hiểu đối với bạn đọc, kể cả khi tôi viết về những vấn đề chuyên ngành phức tạp.
Cuốn sách này tập hợp những bài báo của tôi đã đăng trong gần 5 năm qua, là cách để tôi chia sẻ những trăn trở của mình với nhiều người hơn nữa.” – Tác giả: Lương Hoài Nam

 

Muốn biết, tìm hiểu những cái mà ta chưa biết!

Bình thường thông qua một người nào đó hoặc ta đọc được ở đâu đó về một sự vật, hiện tượng… . Khi ta thấy hiếu kỳ hoặc cần tìm hiểu sâu hơn thì ta đi tìm các thông tin liên quan đến nó thông qua các trang tìm kiếm hoặc các trang hỏi đáp.

Những thứ mà ta đã từng nghe, đã từng nhìn thấy hoặc một chút thông tin về nó thì người ta thường gọi là nghe nói hoặc chính xác gọi là biết.
Khi ta biết nó đã tồn tại rồi, bước tiếp theo ta đi tìm hiểu xem nó là gì hay như thế nào xong thì khi đó người ta gọi là hiểu.

(Có một bài tham khảo về 5 mức ngu dốt rất hay: Năm mức ngu dốt)

Nhưng với những thứ mà ta chưa biết, còn chưa nghe thấy hoặc nhìn thấy bao giờ thì để tìm hiểu những thứ đó thì như thế nào?
Có những cách sau để nâng cao những cái mà ta còn chưa biết:
+ Lang thang trên các trang web, diễn đàn, nhóm… để đọc và vô tình lượm được những thứ ta còn chưa biết để trở thành đã biết
+ Cafe, chém gió với bạn bè, đồng nghiệp, mọi người… để nghe và vô tình lượm được những thứ đó
+ Tham gia các buổi offline, buổi chia sẻ kiến thức, ra mắt sản phẩm mới… để tìm những điều tương tự trên

=> Sau khi đã biết rồi, để hiểu sâu hơn những thứ mà ta quan tâm thì ta phải đào sâu bằng việc tìm kiếm, học hỏi các chuyên gia về lĩnh vực đó…

Như vậy để nâng cao hiểu biết ta cần phải biết, sau đó sẽ là hiểu.

Để có nâng cao hiểu biết, bạn có thể tham khảo bài Liệu có thể truy cập trang web bất kỳ