Một số kinh nghiệm cá nhân và lời khuyên khi đi phỏng vấn

Trong đời (thời nay) ai mà chẳng phải một vài lần đi phỏng vấn. Phỏng vấn ở đây nhiều nhất có lẽ là đi xin việc(từ xin việc chỉ đúng với ngày xưa với cơ chế xin cho thôi, còn công việc thì đương nhiên là thuận mua vừa bán nhưng tại đây ta cứ tạm gọi là đi xin việc), phỏng vấn để xin visa(lại xin), phỏng vấn đi du học, phỏng vấn để vào câu lạc bộ…

Phỏng vấn thì có nhiều cấp độ, tính chất quan trọng hoặc không quan trọng lắm. Thực chất thì có lẽ đều quan trọng vì đây là ta cần thì mới đi phỏng vấn thôi, mặc dù có thể chỉ đi cho vui để lấy… kinh nghiệm :D. Phỏng vấn cũng có nhiều hình thức: qua điện thoại(chỉ có nói không thôi), qua video trực tuyến(cả hình lẫn tiếng), và đa phần là phỏng vấn trực tiếp(sô-lô 1vs1 hoặc 1vs nhiều)…

Ở đây với quan điểm chủ quan của tác giả tại thời điểm hiện tại với kinh nghiệm vài lần đi phỏng vấn về lĩnh vực Công nghệ thông tin. Trong đời mình thì tới thời điểm hiện tại mình có tham gia 5 cuộc phỏng vấn với tư cách là ứng viên:

  1. Lần đầu tiên trong đời đó là mình và thằng bạn đi phỏng vấn vào đội thanh niên tình nguyện khoa CNTT khi là sinh viên năm 2 đại học. Không có gì nhiều vì mặc định là mình pass rồi.
  2. Lần thứ hai thì là lần đầu xin việc, đó là một ty làm về core banking. Phỏng vấn ban đầu mình cũng tự tin nhưng vài câu mình cũng không trả lời được. Nhưng vẫn pass.
  3. Lần thứ ba thì mình phỏng vấn xin việc ở Tập đoàn viễn thông quân đội hàng đầu Việt Nam và cũng pass.
  4. Lần thứ tư thì mình phỏng vấn xin việc ở doanh nghiệp vốn 100% nhà nước về lĩnh vực PAYTV. Có người quen nên cũng pass.
  5. Lần thứ năm thì mình phỏng vấn xin việc cũng ở lĩnh vực PAYTV nhưng là doanh nghiệp liên doanh có yếu tố nước ngoài. Và vì có người giới thiệu và chắc ăn nên cũng suýt nữa thì trượt.

Đó là những lần mình đi phỏng vấn và với tư cách ngồi ở hàng ghế ứng viên. Chi tiết kỉ niệm phỏng vấn mình sẽ chia sẻ ở một bài khác. Ở đây với đa số là pass(có thể coi là thành công) nên mình xin chia sẻ với các bạn kinh nghiệm của mình như sau:

Điều đầu tiên, quan trọng nhất mà ai cũng nói cấm có sai đó là sự chuẩn bị trước. Khi mình đã có sự chuẩn bị rồi, càng nhiều càng tốt thì phần lớn bạn đã pass rồi.

  1. Chuẩn bị CV: Mục này với thời đại này thì là điều đương nhiên rồi, theo mình thì CV càng ngắn càng tốt nhưng đừng ngắn quá. Xúc tích vào 4 điểm: Thông tin cá nhân, Quá trình học tập – bằng cấp, Kinh nghiệm chuyên môn bản thân và định hướng nghề nghiệp, Sở trường, sở đoản, quan điểm cá nhân.
  2. Chuẩn bị kiến thức: Điều này là đương nhiên, ta đi xin việc để đi làm kiếm tiền cơ mà(à không, mà là cống hiến cho đời :D). Khi ta chấp nhận đi phỏng vấn hoặc là đơn vị phỏng vấn gọi ta thì đều đã nắm rõ với nhau về yêu cầu rồi, do vậy việc chuẩn bị kiến thức về các yêu cầu này là quan trọng. Nhưng chúng ta cũng vẫn nên chuẩn bị các câu hỏi ngoài lề, hỏi khó hoặc lắt léo để tăng độ khó cho game. Chuẩn bị tốt bao nhiêu thì ta càng tự tin bấy nhiêu.
  3. Chuẩn bị về đối tượng phỏng vấn: Đối tượng phỏng vấn ở đây là ta cần hiểu về nơi ta định xin vào làm hoặc chính là người phỏng vấn ta nếu ta biết. Các cụ chả có câu Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng còn gì? Điều này rất quan trọng đấy nhé. Thứ nhất nó là nơi ta sẽ chiến đấu hoặc đơn giản hơn là họ có hỏi thì mình còn biết đường mà chém.
  4. Một số thứ cần chuẩn bị khác đó là cách ăn mặc, ta cần ăn mặc lịch sự gọn gàng vì ấn tượng lần đầu tiên là rất quan trọng. Mình học được điều này từ một người em ít tuổi hơn mình nhưng kinh nghiệm thì mình phải gọi nó là anh. :D. Bạn nên in một số bản CV của mình ra vài bản để đưa mấy người phỏng vấn đọc chơi. Lý do là gì ư? Không phải ai phỏng vấn mình cũng chuẩn bị kỹ lưỡng cũng như có 1 số thành phần đi cho vui để có đủ ban bệ và đông người cho nó áp đảo.
  5. Cuối cùng cũng là điều quan trọng nhất đó là thành thật, chúng ta thành thật với bản thân mình và với người phỏng vấn. Chả mất gì cả, cái gì biết thì bảo biết, không biết thì bảo không, cái gì có thể và mong muốn được học tập vì học tập là cả đời cơ mà. Người ta gọi chung là có tinh thần cầu tiến. Và thứ nữa đó là mình cũng nên có quan điểm cá nhân, yêu gét rõ ràng, đúng sai cần thiết phải phản biện lại.

Trên đây là kinh nghiệm bản thân và cũng là lời góp ý nhỏ cho các bạn sinh viên chuẩn bị và đã ra trường tham khảo. Chúc các bạn phỏng vấn luôn pass và thành công trong cuộc sống.

ARPU – Doanh thu trung bình trên 1 thuê bao

ARPU – Doanh thu trung bình trên 1 thuê bao

Ngoài việc dựa vào nhiều yếu tố khác nhau để đánh giá về giá trị doanh nghiệp cũng như tập khách hàng của doanh nghiệp. ARPU là một yếu tố hàng đầu để đánh giá thuê bao.
Một số ngành hay sử dụng ARPU bao gồm:
– Thuê bao cước viễn thông
– Thuê bao truyền hình
– …

Lợi ích của chỉ số ARPU:

– Nắm được giá trị trung bình trên 1 thuê bao đồng nghĩa với việc xác định được phân khúc thị trường của doanh nghiệp trên lĩnh vực đó
– Nắm được giá trị trung bình này có thể đánh giá được doanh thu của doanh nghiệp
– Từ đây có thể tiếp tục phân tích để tiến hành chia phân khúc thị trường để chia nhóm khách hàng dựa trên giá trị
– Từ doanh thu này kết hợp với chi thí trung bình trên 1 thuê bao để tính toán lời lãi trên 1 doanh thu

Nhược điểm của chỉ số ARPU:

Hiện nay chỉ số này không còn phản ánh được nhiều về giá trị thuê bao do nhiều yếu tố (đa dịch vụ, các dịch vụ gia tăng…) nên có một số chỉ số khác ra đời nhằm khắc phục chỉ số này.

Các blog được viết bằng Tiếng Việt về IT

Danh sách các blog được viết bằng Tiếng Việt và lời nhận xét ngắn của bản thân mình mà mình thường xuyên đọc. Theo mình thấy thì dev Việt nhà ta ít viết blog, có thể là không có khiếu viết lách hoặc đơn giản là chả có gì để mà viết – mã cũng có thể họ quá bận hoặc đơn giản là không thích. Các blog về lĩnh vực IT mà mình đọc thì tác giả đa phần là đã ra nước ngoài hoặc làm việc có yếu tố nước ngoài, có thể họ tiếp xúc được nhiều hơn hoặc bên ngoài đã thổi lửa cho họ để họ có sức viết.

Nhìn chung mình xin cám ơn các tác giả này, có những tác giả đã đang và sẽ còn viết nhưng có những tác giả đã ngưng viết từ lâu. Như tiêu đề bài viết, mình nhấn mạnh ở đây là những blog được viết bằng Tiếng Việt chứ không phải là blog của dev Việt. Vì sao? Vì họ có thể đã từng là người Việt, có dòng máu Việt hoặc là người Việt xịn. Vì có những người không còn ở Việt Nam, có những người không còn quốc tịch Việt Nam nữa (quan điểm của mình là người Việt là dòng máu Việt + quốc tịch Việt Nam). Do vậy đôi khi họ có những cách nghĩ khác, quan điểm mỗi người là khác nhau, mình tôn trọng và vẫn cám ơn vì dù sao họ vẫn dùng Tiếng Việt và chia sẻ kiến thức + hiểu biết cho người Việt.

Haizz, nói dông dài, sau đây là danh sách các blog mình hay đọc và có đôi lời nhận xét của bản thân về nội dung các blog này(danh sách sẽ luôn được cập nhật).

  1. Blog về khoa học máy tính: Đây là blog đầu tiên mà mình tiếp xúc, tác giả đã ngừng viết từ lâu nhưng thừa nhận đây là các bài viết chất lượng của nhiều người viết về Toán ứng dụng trong tin học. Theo mình thì các tác giả này đa phần lớn tuổi đã xa VN lâu rồi và có thể mang tâm lý bài CS.
  2. Anh Thái – Kỹ sư bảo mật Google: Blog mình mới biết, tác giả là chuyên gia về bảo mật hiện đang đầu quân cho Google
  3. Vina code: Blog mình cũng được đọc từ lâu, cũng khá nhiều bài nhưng mình cũng không ấn tượng lắm
  4. Blog của anh Huy Trần: Tác giả này trẻ, hình như đang ở xứ sở JAV thì phải, phong cách và kiến thức viết rất hay.
  5. Blog anh Huydx(Chắc là Đỗ Xuân Huy hoặc Đào Xuân Huy): Blog này thì mình mới biết, cảm giác đọc cũng khá trôi.
  6. Kipalog: Tiền thân là blog khmt.github.io hình như được mấy ông này dựng lên. Ban đầu các bài viết rất là truất nhưng về sau theo hướng mở cho mọi LTV nên mình thấy hơi rác chút. Các anh nên tập hợp các bài hay thực sự (có sự đánh giá) để ghim lại.
  7. Tôi đi code dạo: Đây là blog mình thấy có nhiều kiến thức hay về làm sản phẩm nhưng không thích cách viết của tác giả lắm.

–https://itviec.com/blog/7-blogger-viet-dan-it-khong-nen-bo-qua/