Reverse proxy vs Forward proxy

Proxy hay Proxy Server làm nhiệm vụ đứng giữa client và web server ứng dụng. Nó có vai trò bảo vệ client hoặc webserver tùy theo loại của chúng. Có 2 loại proxy là Reverse proxy vs Forward proxy:

1- Forward proxy thường được sử dụng trong các doanh nghiệp. Nó cùng với với tường lửa, router để bảo vệ, kiểm soát người dùng ra ngoài Internet. Proxy này ghi log, cho phép người dùng được truy cập các trang web nào, thời điểm nào… Đảm bảo tính ẩn danh của người dùng trước các web ghi lại thông tin người truy cập.

2- Reverse proxy thì ngược lại, nó tiến hành bảo vệ web server trước các client. Nó tiến hành ghi log, đứng trước bảo vệ các webserver đằng sau, ngăn không cho client gửi yêu cầu tới webserver trực tiếp. Nó cũng đóng vai trò như các bộ điều hướng, kiểm soát các client để phân bổ tới các ứng dụng định sẵn. Hơn nữa Reverse proxy có thể đóng thêm vai trò cân bằng tải (Load Balancer)

Tìm hiểu tiếp phần này thấy có khá nhiều thứ hay ho. Ta mở rộng thêm các khái niệm về Load Balancer, High-Availability đi kèm là HAProxy và Keepalived.

Đối với Apache thì có các module Proxy, module HAProxy, module Keepalived để làm Cân bằng tải.
Chuyên biệt hơn ta có Piranha Load Balancer, với cấu hình trực quan để làm Load Balancer.

Ta cũng có thể sử dụng NGINX làm proxy cho Apache.

Một số link tham khảo thêm Reverse proxy vs Forward proxy:
https://tech.bizflycloud.vn/tong-quan-ve-haproxy-va-load-balancing-20180712085354307.htm
http://congdonglinux.vn/piranha-load-balancer/
https://anninhmang.edu.vn/cau-hinh-high-available-load-balancer-voi-haproxy-va-keepalived/
https://vicloud.vn/community/huong-dan-su-dung-apache-nhu-mot-reverse-proxy-bang-cong-cu-mod-proxy-tren-centos-7-376.html
https://thachpham.com/linux-webserver/nginx-reverse-proxy-cho-apache.html
https://kipalog.com/posts/Web-Server—Tan-man-PHP-Handler-va-Apache

WordPress Framework

WordPress Framework là nền tảng xây dựng nên các theme nói chung. Nghĩa là theme WordPress không cần xây dựng từ đầu mà có thể base trên một theme nào đó sử dụng WordPress Framework. Cái này có free và có trả phí. có thể làm theme, plugin…

Cần nghiên cứu để sửa theme cho blog.

Nếu bạn là một Hosting Provider để đáp ứng nhu cầu trên thì bạn nên quan tâm đến control Plesk. Plesk có thể đáp ứng nhu cầu của bạn.

NGINX webserver

NGINX là một webserver mã nguồn mở ban đầu được thiết kế để giải quyết bài toán C10K (sử dụng kiến trúc hướng sự kiện, bất đồng bộ) thay cho Apache sử dụng kiến trúc tạo thread cho mỗi request.

Nhưng ngày nay NGINX còn được phát triển để dùng làm reverse proxy, HTTP load balancer và email proxy như IMAP, POP3, và SMTP.

Apache vs Apache Tomcat

Cũng hay tiếp xúc với phần này nhưng để nhìn nhận rõ xem sự khác nhau giữa Apache và Apache Tomcat thì mình chưa tìm hiểu kỹ.

Cả 2 phần mềm này đều được điều hành và phát triển bởi Apache Software Foundation. Nhưng cả hai đều là miễn phí và nguồn mở, chiếm phần lớn về thị phần webserver trên toàn thế giới.

Theo mình nắm được thì:

Apache là webserver hỗ trợ http và https, được sử dụng cho các website tĩnh (???) được viết bằng C dạng Module có hỗ trợ cho các ngôn ngữ lập trình để dựng ứng dụng như PHP, Python, Perl…

Apache Tomcat được viết bằng JAVA tạo riêng cho các app Java. Nó được coi là container chứa Servlet/JSP.

Apache là cơ bản, đa nền tảng, được sử dụng phổ biến nhưng hiệu suất khi có số lượng kết nối cùng lúc lớn thì kém hiệu quả. So với NGINX mới phát triển thì hiệu suất cao hơn nhiều, giải quyết được bài toán hàng chục ngàn kết nối cùng một lúc. Vấn đề hàng chục ngàn kết nối cùng lúc là vấn đề C10K.